Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Hãy mạnh dạn “thay áo mới” cho tủ lạnh bằng những tấm decal dán để biến phòng bếp của bạn thành một nơi luôn sáng bừng và tràn đầy cảm hứng.

Ngày nay, thay vì các gam màu trung tính có phần nhạt nhòa, các bà nội trợ có xu hướng thích mang những màu sắc tươi tắn vào phòng bếp của mình, và tủ lạnh cũng không ngoại lệ. Hãy mạnh dạn “thay áo mới” cho chiếc tủ lạnh ở nhà, biến nhà bếp của bạn thành một nơi luôn luôn sáng bừng và tràn đầy cảm hứng. Các nhà thiết kế nội thất đã nghĩ ra cách “may áo” cho tủ lạnh cực kỳ thú vị bằng decal dán. 
Những mẫu decal dán phong phú giúp tủ lạnh nhà bạn được mặc những tấm áo mới vô cùng sinh động.
Những mẫu decal dán phong phú về màu sắc, hình ảnh giúp cho chiếc tủ lạnh của bạn hiện đại hơn và trở thành một tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt trong khu vực bếp nấu hay bất cứ khu vực nào mà nó góp mặt. Không những vậy bạn còn có thể chọn cho tủ lạnh loại decal trang trí hợp với phong cách mình hướng tới như nghệ thuật, cổ điển, độc đáo...
Nếu là một người nội trợ cá tính, có lẽ bạn sẽ không ngại chọn một chiếc tủ lạnh màu vàng cam nóng bỏng hay in hẳn hình ảnh của Nữ Thần Tự Do lên tủ. 

Nhiều người thường muốn trang trí bếp thật đơn giản với tông màu đen - trắng. Tuy nhiên, Hai gam màu tưởng chừng như cổ điển và có phần hơi lạnh này hoàn toàn có thể được biến hóa kỳ ảo, hiển thị độc đáo và hiện đại hơn với những họa tiết trang trí được phối sang màu đen - trắng như những tòa nhà cao tầng ở mẫu decal dưới đây. 
Nhà bếp với tủ lạnh, tủ bếp và tường mô phỏng hình ảnh của các tòa cao ốc rực rỡ về đêm một cách cực kỳ sáng tạo. 
Nếu bạn ưa thích phong cách hiện đại, tủ lạnh hai màu sắc đỏ và đen kết hợp cùng với sàn gạch trắng bóng, bàn gỗ cùng hệ thống chiếu sáng thông minh chắc chắn sẽ làm hài lòng bạn.
Tủ lạnh in hoa khá phù hợp với gian bếp trắng theo xu hướng 2014. Nếu thuộc tuýp phụ nữ lãng mạn, bạn đừng quên chọn họa tiết hoa cho chiếc tủ của mình.
Ngoài tủ lạnh, bạn có thể thay áo cho cả tủ đựng bát và tường nhà bếp với nhưng bộ decal đồng bộ về màu sắc và họa tiết. Điều này sẽ tạo ra điểm nhấn đẹp mắt cho phòng bếp của bạn.

Họa tiết phong cách vintage màu trắng ngả vàng được sử dụng đồng loạt cho cả tủ lạnh và tủ bát mang lại sự trang nhã cho nhà bếp có vách màu đỏ. 
Bếp cổ điển và hiện đại với điểm nhấn là tủ bếp và tủ lạnh mang họa tiết cao ốc đen trắng.

Dù là tủ lạnh cao cấp hay tủ lạnh thông thường, khi sử dụng bạn cần nắm vững một số nguyên tắc cơ bản nhằm tăng độ bền cho thiết bị và tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Đặt tủ lạnh nơi thoáng mát, cách vật chắn các phía ít nhất 10 cm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào hoặc đặt gần các nguồn nhiệt.
Đặt nhiệt độ các ngăn vừa đủ độ lạnh (đặt ở nấc 3 hoặc 4 là vừa). Nhiệt độ trong ngăn lạnh nên để ở chế độ từ 3 – 6 độ C, còn đối với ngăn đá thì để ở mức từ -15 độ C  đến – 18 độ C (do cứ lạnh hơn 10 độ C là thêm 25% điện năng tiêu hao).
Ở ngăn lạnh, thực phẩm cần bảo quản ở nhiệt độ thấp để bên dưới, thực phẩm có thể để ở nhiệt độ cao hơn hoặc chuẩn bị sử dụng để ngăn trên.
Giảm thiểu số lần mở tủ lạnh và thời gian mở tủ để tránh mất độ lạnh của tủ.
Mỗi tháng nên rút điện, rã đông tủ một lần. Trong một số trường hợp không nhìn thấy tủ đóng tuyết nhưng thực tế, các tủ lạnh không đóng tuyết sử dụng công nghệ làm lạnh gián tiếp, tuyết không bám trên bề mặt tủ nhưng vẫn hình thành và bám trong một số bộ phận máy, ống dẫn hơi lạnh. Vì vậy, bạn vẫn cần thao tác rã đông hàng tháng để tuyết tan ra, giúp cho hoạt động lưu thông khí lạnh tốt hơn.
Khi lau chùi tủ hoặc di chuyển tủ, phải tắt nguồn điện vào tủ lạnh.
Thường xuyên kiểm tra giăng cao su cánh tủ, nếu giăng bị hở thì độ lạnh của tủ sẽ kém và máy làm lạnh của tủ phải làm việc nhiều lên, gây tốn điện.
Không nên cho thức ăn còn nóng vào tủ.
Không nên để lớp tuyết bám vào dàn lạnh (tủ đông tuyết) dày quá 5 mm.
Không xếp thức ăn quá dày trong tủ.
Không dùng vật cứng, sắc nhọn để cạy băng đóng trong tủ.
Không nên để thức ăn tươi sống quá lâu trong tủ.
Các thức ăn có mùi cần phải đặt trong hộp bảo quản.

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Chiếc tủ lạnh được bố trí gọn gàng sẽ có lợi cho sức khỏe, sự phát triển của gia chủ.
Trong phong thủy, căn bếp là không gian đại diện cho dinh dưỡng và sự thịnh vượng. Hãy lưu ý những đặc điểm dưới đây để chiếc tủ lạnh không đơn thuần là vật gia dụng mà còn là nơi thu hút vượng khí và bổ trợ cho cả gia đình.
Đồ trong tủ lạnh cần sắp xếp gọn gàng để đảm bảo chất lượng thực phẩm.

1. Có nhiều đồ nhưng vẫn gọn gàng
Tủ lạnh đại diện cho năng lượng thủy và năng lượng kim. Hai nguồn năng lượng này liên kết với năng lượng thổ thông qua nguồn thực phẩm phong phú chứa trong tủ lạnh. Một tủ lạnh đầy dưỡng chất và nguồn thực phẩm dồi dào là biểu hiện của sự thịnh vượng, no đủ. Bởi vậy, tủ lạnh cần được sắp xếp theo một trật tự nhất định và gọn gàng để mang đến sức khỏe và năng lượng tích cực cho cả gia đình.
2. Giữ thức ăn tươi ngon
Bạn hãy bỏ đi những thức ăn đã hỏng để tránh gây trì trệ vượng khí và mang về những nguồn khí không tốt cho căn bếp và gia đình. Tuyệt đối không để thức ăn sống và chín trong cùng một ngăn. Luôn đựng đồ ăn trong hộp hoặc túi bóng kín. Nên tránh việc để thức ăn hở trong tủ lạnh bởi điều này không những khiến tủ lạnh có mùi mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng của các thực phẩm khác.
3. Nơi kê tủ lạnh
Nhà bếp nên được giữ cho thoáng mát, sạch sẽ và rộng rãi. Bạn có thể tiết kiệm không gian bằng một chiếc tủ lạnh nhỏ gọn, đủ dùng cho gia đình. Không đặt tủ lạnh hay bồn rửa (đại diện cho năng lượng kim và thủy) gần các nguồn năng lượng hỏa như bếp gas, lò vi sóng, lò nướng... nhằm tránh các nguồn khí xung khắc nhau.
4. Giữ tủ sạch sẽ, không có mùi
Hạn chế gắn các tờ giấy nhớ, các bức ảnh lên cửa ngoài tủ lạnh bằng nam châm. Tốt nhất là bạn nên giữ cửa tủ bên ngoài sạch sẽ, trơn láng. Bạn có thể dùng vài lát chanh tươi, bã cà phê đen, vỏ cam hoặc vỏ bưởi để hút mùi và giữ cho tủ lạnh luôn thơm mát. Bạn có thể đặt trên nóc tủ lạnh một chậu cảnh nhỏ xinh sẽ khiến cho tủ lạnh có sinh khí hơn.

Gần đây, một biệt thự 3 tầng ở khu đô thị Pháp Vân (Hà Nội) bất ngờ bốc cháy dữ dội và nguyên nhân được cho là nổ bình gas tủ lạnh. Theo các chuyên gia, nguy cơ cháy nổ tủ lạnh không nhiều nhưng vẫn xảy ra.
Ngoài vụ cháy nhà tại khu đô thị Pháp Vân, Hà Nội trên, nổ bình gas tủ lạnh còn là nguyên nhân của một số vụ việc khác khiến chủ nhà bị thương, gây sập tường, hư hỏng đồ đạc ở Bình Chánh (TP HCM), Lâm Đồng...
Tiến sĩ Nguyễn Đức Tiến, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết, cấu tạo của tủ lạnh gia đình gồm dàn lạnh, dàn nóng, bình gas, máy nén, các ống dẫn... Trong đó bình gas có chức năng bơm gas lên dàn lạnh phục vụ quá trình làm lạnh, máy nén giúp gas lưu thông trong tủ lạnh. Khi tủ lạnh hoạt động, máy nén sẽ chuyển gas ở dạng khí sang dạng lỏng và đưa gas tuần hoàn làm lạnh khắp máy.
Nguy cơ nổ tủ lạnh thường gặp ở những tủ đã quá cũ hoặc do sửa chữa hàn xì, thay gas nhiều lần nên có cặn bẩn gây tắc ống mao nối từ dàn ngưng đến dàn bay hơi, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ. Ngoài ra, do máy nén là loại kín nên các cuộn dây điện có thể bị chập, chạm, gây ra tia lửa điện và làm gas bắt lửa…
“Có trường hợp do điện áp tăng đột ngột, máy nén liên tục đưa hơi gas vào dàn nóng, làm tăng áp suất của gas, dẫn tới cháy nổ”, ông Tiến cho biết thêm.
Bức tường của một gia đình ở Đà Lạt bị sập vụn do bình gas tủ lạnh phát nổ.

Theo tiến sĩ Phan Tuấn Anh, thành viên cộng đồng Kỹ sư cơ điện lạnh Việt Nam, gas sử dụng trong tủ lạnh chủ yếu là gas truyền thống CFC (Chloro Fluoro Carbon) và gas LPG (Liquefied Petroleum Gas). CFC có ưu điểm không bắt lửa, không gây cháy nổ, nhưng chứa một số chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới tầng ozone. LPG có thành phần chính là propane và butane, khí gas tự nhiên nhưng có nhược điểm dễ cháy, dễ gây nổ...
“Các trường hợp tủ lạnh cháy nổ nhiều khả năng là sử dụng gas thân thiện môi trường. Khi có sự cố xảy ra như máy nén chập điện, gas sẽ dễ dàng bắt lửa”, tiến sĩ Tuấn Anh nói. Cũng theo ông, do bình gas tủ lạnh có vỏ bằng thép bao bọc khá chắc chắn nên khả năng tự cháy nổ khó xảy ra, chỉ trừ trường hợp gas bị xì (hở mối hàn, xì ống dẫn…) lại tiếp xúc với tia lửa điện (dây điện bị chập từ nhiều nguyên nhân) mới gây cháy.
Để phòng tránh cháy nổ tủ lạnh, theo tiến sĩ Nguyễn Đức Tiến, điều quan trọng nhất là phải sử dụng tủ lạnh theo đúng thời hạn khuyến cáo của nhà sản xuất, không dùng tủ lạnh quá “già nua”, từng hư hỏng, gỉ sét, nạp lại gas nhiều lần... Ông khuyến cáo, nếu gia đình chưa có điều kiện đổi ngay tủ lạnh mới thì với tủ lạnh cũ, không nên chạm vào các thiết bị bên trong hay tự ý nạp gas. Nên mời thợ có chuyên môn về nạp gas hoặc hàn xì các bộ phận hư hỏng, bởi nếu nạp gas, hàn xì không đúng kỹ thuật sẽ gây cặn dẫn tới tắc ống, gây nổ. Muốn vệ sinh dàn ngưng vì bụi bám nhiều cũng nên mời thợ về xử lý. Nếu tủ lạnh không đông đá, hoặc đá đóng tràn cả ngoài khay, hoặc tủ không có hơi lạnh, cần đưa đến những cơ sở sửa chữa điện lạnh có uy tín.
Còn tiến sĩ Tuấn Anh lưu ý, khi mua tủ lạnh nên chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín, có giấy kiểm tra chất lượng và giấy bảo hành. Khi sử dụng, đặt tủ lạnh tránh xa các nguồn sinh nhiệt (bếp, bình gas, lò nướng, hoá chất) 1-3 m; cách xa tường 10 -15 cm, tránh để ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp vào tủ; tránh môi trường quá ẩm (phòng tắm, vòi phun nước)... Tủ lạnh cần được bảo dưỡng mỗi tháng một lần.
Một số dấu hiệu nhận biết tủ lạnh có vấn đề: máy nén chạy liên tục không ngắt; sờ hai bên hông tủ thấy nóng bất thường; có tiếng lạ phát ra từ máy nén, máy nén toả hơi rất nóng; phin lọc phình to và có hiện tượng đọng sương… “Trong những tình huống đó, tốt nhất nên ngắt nguồn điện tủ lạnh và kêu thợ có chuyên môn đến sửa chữa kịp thời”, ông Tuấn Anh lưu ý.

Nếu không dùng sản phẩm trong 60 ngày hoặc lâu hơn, hãy cất ở nơi lạnh. Điều này giúp chất bảo quản phát huy tác dụng, chất hóa học không bị oxy hóa, và đem lại cảm giác sảng khoái cho người dùng trong mùa hè.
Nhiều người cho rằng, muốn bảo quản mỹ phẩm tốt thì nên đặt trong tủ lạnh sau khi dùng, nhất là sơn móng tay và các loại phấn má. Tuy nhiên, theo các bác sĩ da liễu, điều này không cần thiết và không chứng minh được tính hiệu quả. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, các ưu và nhược điểm của phương pháp này, bạn có thể đưa ra quyết định có nên bảo quản mỹ phẩm trong tủ lạnh hay không.
Mỹ phẩm luôn có chất bảo quản
Thành phần của mỹ phẩm thường chứa chất bảo quản.
Hầu hết các loại mỹ phẩm bạn mua đều chứa chất bảo quản, cho phép sản phẩm duy trì được trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, việc bạn đặt sản phẩm trong tủ lạnh không giúp kéo dài ngày hết hạn. Chỉ cần lưu trữ các sản phẩm ở nhiệt độ phòng bình thường và loại bỏ mỹ phẩm sau khoảng ba tháng mở nắp.
Tuy nhiên, một số loại mỹ phẩm hữu cơ và tự nhiên có thể thiếu chất bảo quản, vì thế, bạn cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh để giữ lâu hơn. Bác sĩ Aurora DeJuliis, thuộc một mỹ viện ở New Jersey (Mỹ) cho biết: "Dù thế nào bạn cũng cần đặc biệt chú ý đến ngày hết hạn và không nên sử dụng khi đã quá hạn".
Quá trình làm lạnh không ảnh hưởng đến thành phần mỹ phẩm nhưng có thể thay đổi công thức
Nhiệt độ lạnh sẽ không thay đổi các thành phần chính trong mỹ phẩm nhưng có thể làm biến đổi công thức ban đầu. Bác sĩ da liễu Ranella Hirsh, làm việc tại Cambridge, Mass. (Mỹ) lưu ý rằng: "Thách thức lớn nhất của một sản phẩm khi bạn đưa vào tủ lạnh chính là kết cấu của nó. Dầu và nước có thể bị tách nhau ra hoặc dầu ô liu sẽ bị biến thành thứ giống như bơ". Chính vì thế, bạn chỉ cần giữ mỹ phẩm ở nhiệt độ phòng là đủ. Dù giữ trong tủ lạnh cũng không thể kéo dài thời gian sử dụng sản phẩm.
Quá trình làm lạnh có thể làm thay đổi công thức mỹ phẩm.
Một số mỹ phẩm buộc phải bảo quản lạnh
Thuốc trị mụn nên lưu trữ trong tủ lạnh. Bác sĩ Aurora DeJuliis chia sẻ: "Có một vài quy định, khuyến khích bạn nên để mỹ phẩm trong tủ lạnh nếu không có kế hoạch sử dụng chúng trong vòng 60 ngày hoặc lâu hơn. Điều này giúp các chất bảo quản phát huy tác dụng và các chất hóa học không bị oxy hóa".
Những mỹ phẩm trữ lạnh trong tủ đem lại cảm giác sảng khoái cho người sử dụng, nhất là trong mùa hè. Xịt khoáng hay dùng kem chống nắng khi đã được giữ lạnh giúp thúc đẩy thói quen chăm chỉ dùng mỹ phẩm. Ngoài ra, các loại kem bôi mắt khi để trong tủ lạnh sẽ giúp bạn giảm sưng và viêm sau một đêm mất ngủ. Vì vậy, bạn cần xem xét về các ưu và khuyết điểm của việc làm mát sản phẩm và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bản thân mình.


Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Quý cô màu hồng, sên không vỏ, cá tuyết, cá băng... có thể tồn tại ở nhiệt độ cực thấp.

Cái lạnh giá khắc nhiệt quanh năm của những vùng như Bắc Cực hay Nam Cực lại ẩn chứa vẻ đẹp đáng kinh ngạc của nhiều loài sinh vật “yêu cái lạnh”. Chúng ta hãy cùng ngắm nhìn những bức ảnh tuyệt vời về các cư dân xứ lạnh.

1. Loài giáp xác dưới băng
Con tôm này là động vật thuộc loài giáp xác có tên là Eusirus holmii. Nó thường được tìm thấy dưới lớp băng dày hay ở dưới đáy biển sâu. Chúng sống nhờ ăn thịt nhiều dạng động vật không xương sống và vòng đời của chúng kéo dài từ 3 - 5 năm.
2. Cá tuyết

Hình ảnh chú cá tuyết Bắc Cực có tên Boreogadus saida đang trú ngụ tại biển Beaufort, phía Bắc Point Barrow của Alaska. Loài cá nhỏ bé này thường rất thụ động và ít khi bơi qua lại. 
Có lẽ đấy chính là phương pháp của riêng chúng để thích ứng với môi trường lạnh giá: giảm tối đa năng lượng hoạt động và cũng để tránh các loài ăn thịt to lớn.

3. Loài sên không vỏ 
Clione, loài sên không vỏ được biết đến như con Bướm của biển, bơi tại vùng nước nông dưới lớp băng của khu vực Alaska. 

Chúng chia thành 2 loại, sống ở các vùng biển khác nhau. Loại sên vùng biển Bắc sống ở khu vực lạnh giá hơn với chiều dài vào khoảng 70 - 85mm. Loại sên ở phía Nam dài 12mm. 

4. Gấu Bắc Cực
Một con gấu Bắc Cực con đang đi theo mẹ trên lớp băng dày. Nó có những đặc điểm thích nghi với môi trường băng giá, da có màu đen để hấp thụ càng nhiều nhiệt càng tốt. Chúng còn là những tay bơi lội rất tài ba dù ở dưới lớp nước lạnh giá vùng Bắc Cực.

5. Cá băng
Cá băng hay còn gọi là Chionodraco hamatus - là một trong số ít các loài cá không để cho khí hậu lạnh giá ảnh hưởng đến cơ thể của chúng. Cá băng sở hữu một chất chống lạnh trong máu và cơ thể, vì thế mà chúng có thể sống sót giữa môi trường nước lạnh giá của biển Nam Cực.

6. Cá băng Caml 
Cũng thuộc loài cá băng, con cá này không hề có hồng cầu. Chất Glyxerol trong máu của chúng có tác dụng như một loại chất chống đóng băng tự nhiên giúp loài cá băng này sống sót.

7. Chim cánh cụt Gentoo
Với chiều cao gần 1m, chim cánh cụt Gentoo xếp thứ 3 trong những loài chim cánh cụt to nhất trên thế giới. Chim cánh cụt Gentoo xây tổ từ những hòn đá tròn và trơn. Để tìm bạn đời, con đực thường đem tặng con cái món quà là những hòn đá như thế.

8. Kẻ thích nghi với băng giá

Loài cá băng này không hề có những hồng cầu hay sắc tố máu đỏ. Chính việc này giúp máu của chúng loãng đi, tiết kiệm năng lượng bình thường cần để tim bơm máu đi khắp cơ thể. Điều này giúp nó thích nghi một cách tuyệt vời với môi trường giá lạnh.

9. Quý cô màu hồng

Loài tôm biển Nam Cực mang tên Euphausia superba này đóng vai trò rất quan trọng trong mạng lưới thức ăn của vùng biển phía Nam. 


Trong suốt tiến trình lịch sử, loài động vật giáp xác nhỏ bé này đã phát triển những nhịp sinh học có quan hệ mật thiết với sự thay đổi của môi trường xung quanh.

10. Nhện biển

Hầu hết các loài nhện biển được tìm thấy ở vùng biển Nam Cực, nhiều hơn cả so với các vùng biển khác trên Trái đất. 

Và giống như nhiều loài sinh vật khác ở Nam Cực, loài nhện biển ở đây phát triển to lớn hơn nhiều so với người anh em của mình trên đất liền. 

Có một số loài nhện biển mang bọc trứng trên cơ thể và khi những con nhện con nở, chúng sẽ chui ra từ chân của bố chúng. 






Tủ lạnh gia đình là thiết bị hạ thấp nhiệt độ trong tủ để bảo quản thức ăn, thực phẩm, thuốc men, rau quả hoặc làm nước đá trong gia đình.
Chất làm lạnh trong tủ giữ vai trò quan trọng và là phương tiện vận chuyển để tải nhiệt ở trong tủ ra bên ngoài tủ.Cơ Sở Uy Tín chuyên sửa tủ lạnh tại nhà chia sẻ cho bạn một số thông tin về cơ cấu và nguyên lý hoạt động của chúng.

Cấu tạo của tủ lạnh

Hệ thống lạnh của tủ lạnh phải có hai phần trao đổi nhiệt: bộ phận thu nhiệt trong tủ (dàn lạnh) và bộ phận toả nhiệt ở bên ngoài tủ (dàn nóng).
Vỏ tủ lạnh được chế tạo thành hai lớp, giữa hai lớp có đệm chất cách nhiệt để hạn chế trao đổi nhiệt giữa trong và ngoài tủ.
Theo nguyên tắc thu nhiệt và toả nhiệt, tủ lạnh chia thành 3 loại:
  • Loại nén khí,
  • Loại hấp thụ
  • Loại cặp nhiệt điện

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Dùng hai chất bán dẫn: một chất bán dẫn có tính dẫn điện là điện tử (-) và một chất bán dẫn có tính dẫn điện là lỗ trống (+), chúng được nối với nhau bằng thanh đồng (hình 2-1), chúng tạo thành cặp nhiệt điện. Nếu cho dòng điện đi từ tấm bán dẫn (-) sang tấm bán dẫn (+) thì đầu nối giữa hai tấm bán dẫn hấp thụ nhiệt (lạnh đi), còn đầu kia toả nhiệt. Lượng nhiệt mà đầu lạnh hấp thụ được Qt được xác định theo công thức:
Qt = (U1 – U2)IT1 (3-1) 
Trong đó: U1, U2 – hệ số Peltier
I – cường độ dòng điện đi qua cặp nhiệt điện
T1 – nhiệt độ đầu lạnh.
Áp dụng hiện tượng này, có thể ghép nhiều cặp bán dẫn khác loại với nhau, đưa tất cả các đầu lạnh về một phía (dàn lạnh), các đầu nóng về một phía (dàn nóng) để chế tạo thành tủ lạnh.
Ưu điểm: không gây tiếng ồn, gọn nhẹ, dễ mang xách vận chuyển, không có môi chất lạnh, có thể chuyển từ tủ lạnh sang tủ nóng dễ dàng (thay đổi cách đấu điện), tiện lợi cho du lịch vì dùng điện ăcquy.
Nhược điểm: hệ số lạnh thấp, tiêu tốn điện năng cao, giá thành cao, không có khả năng trữ lạnh.
Các máy lạnh (tủ lạnh) nhiệt điện và hấp thụ còn ít được sử dụng ở nước ta.
  • Dàn bay hơi
  • Quạt dàn bay hơi
  • Gioăng cửa cao su
  • Bộ nhiệt phá băng
  • Điều chỉnh nhiệt độ
  • Máng chứa ẩm ướt
  • Núm điều chỉnh thời gian tan băng
  • Dàn ngưng
  • Lốc máy
  • Quạt dàn ngưng
  • Đường môi chất lỏng

Hoạt động của hệ thống làm lạnh
Trong dàn bay hơi 1, môi chất lạnh lỏng sôi ở áp suất thấp (từ 0 đến 1 at – áp suất dư) và nhiệt độ thấp (từ -29 đến -130C) để thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh, sau đó được máy nén 2 hút về và nén lên áp suất cao đẩy vào dàn ngưng tụ 3. Tuỳ theo nhiệt độ môi trường, áp suất ngưng tụ có thể từ 7 đến 11 at, tương ứng với nhiệt độ ngưng tụ là 330C đến 500C. Nhiệt độ ngưng tụ thường lớn hơn nhiệt độ không khí bên ngoài từ 15 đến 170C trong điều kiện dàn ngưng không có quạt gió.
Ở dàn ngưng, môi chất thải nhiệt cho không khí làm mát và ngưng tụ lại, sau đó đi qua ống mao (van tiết lưu) để trở lại dàn bay hơi, thực hiện vòng tuần hoàn kín: nén – hoá lỏng – bay hơi.
Vì ống mao có tiết diện rất nhỏ và chiều dài lớn nên có khả năng duy trì sự chênh lệch áp suất cần thiết giữa dàn ngưng tụ và dàn bay hơi, giống như van tiết lưu. Lượng môi chất lỏng phun qua ống mao cũng phù hợp với năng suất nén của máy nén.
Môi chất lạnh và dầu bôi trơn
Tủ lạnh gia đình thường dùng khí freôn 12 (R12) – CCl2F2. R12 là khí không màu, có mùi thơm rất nhẹ, không độc ở nồng độ thấp. R12 chỉ độc khi nồng độ trong không khí lớn hơn 20% thể tích. Ở áp suất khí quyển 1 at, R12 sôi ở nhiệt độ -29,80C và đông thành đá ở -1550C.
R12 hầu như không tác dụng với bất kì một kim loại nào, không dẫn điện, khả năng rò rỉ qua các lỗ nhỏ trong kim loại cao hơn không khí nhiều. R12 có khả năng hoà tan các hợp chất hữu cơ và nhiều loại sơn, do đó dây quấn động cơ điện phải dùng loại sơn cách điện đặc biệt, không hoà tan trong R12.
R12 không hoà tan trong nước, lượng nước cho phép trong tủ lạnh gia đình không quá 0,0006% theo khối lượng.
Ở điều kiện bình thường, R12 không độc, không ảnh hưởng gì tới chất lượng thực phẩm, nhưng ở nhiệt độ cao hơn 4000C, R12 tiếp xúc trực tiếp với ngọn lửa sẽ bị phân huỷ thành hydrôclorua và hydrôflorua rất độc.
R12 hoá lỏng và dầu bôi trơn hoà tan vào nhau không có giới hạn, nhưng hơi R12 và dầu bôi trơn hoà tan vào nhau có giới hạn. Khi R12 hoà tan trong dầu bôi trơn, độ nhớt của dầu giảm xuống. Khi áp suất và nhiệt độ giảm thì độ hoà tan của hơi R12 trong dầu tăng.
Dầu bôi trơn trong máy nén và động cơ của tủ lạnh gia đình không thể thay thế, bổ xung định kì được. Dầu bôi trơn làm việc trong điều kiện R12 hoà tan nên phải thoả mãn các yêu cầu đặc biệt: độ ổn định và độ nhớt cao, độ ẩm thấp, nhiệt độ đông đặc độ làm đục thấp. Độ ổn định của dầu bôi trơn là khả năng chống ôxy hoá của dầu, đây là yêu cầu đặc biệt quan trọng.
Dầu bôi trơn khô hút ẩm mạnh và dễ dàng hấp thụ nước trong không khí, do đó khi bảo quản, vận chuyển dầu phải chứa trong thùng kín. Trước khi cho dầu vào tủ lạnh cần phải sấy dầu và kiểm tra kĩ đúng loại dầu sử dụng.
Máy nén của tủ lạnh gia đình
a) Nhiệm vụ của máy nén
Hút hết môi chất lạnh tạo ra ở dàn bay hơi, đồng thời duy trì áp suất cần thiết cho sự bay hơi ở nhiệt độ thấp.
Nén môi chất ở trạng thái hơi từ áp suất bay hơi tới áp suất ngưng tụ và đẩy vào dàn ngưng.
Phải đủ năng suất, khối lượng, lưu lượng môi chất qua máy nén, phù hợp với tải nhiệt của dàn bay hơi và dàn ngưng tụ.
b) Yêu cầu của máy nén
Làm việc chắc chắn, ổn định, có tuổi thọ caovà độ tin cậy cao, có khả năng sản xuất hàng loạt.
Hiệu suất làm việc cao.
Khi làm việc không rung, không ồn.
c) Phân loại máy nén
Máy nén tủ lạnh gia đình chủ yếu là loại máy nén pittông 1 hoặc 2 xilanh. Ngoài ra còn máy nén rôto nhưng chủ yếu sử dụng trong máy điều hoà nhiệt độ, hiếm thấy trong tủ lạnh gia đình.
d) Nguyên lý làm việc
Máy nén pittông dùng cơ cấu tay quay thanh truyền biến chuyển động quay của động cơ điện thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittông.
Sơ đồ máy nén pittông có cơ cấu tay quay thanh truyền.
Máy nén pittông làm việc như sau: Pittông chuyển động lên xuống trong xilanh. Khi pittông di chuyển từ trên xuống dưới, áp suất trong khoang hút giảm, clapê hút tự động mở ra do chênh lệch áp suất, máy nén thực hiện quá trình hút. Khi pittông đạt điểm chết dưới, quá trình hút kết thúc, pittông đổi hướng chuyển động lên trên thực hiện quá trình nén. Khi áp suất trong xilanh cao hơn áp suất trong khoang đẩy, clapê đẩy tự động mở ra cho môi chất đi vào khoang đẩy. Quá trình đẩy hơi môi chất kết thúc khi xilanh đạt điểm chết trên.
Quá trình hút và nén lại lặp lại.
Ưu điểm: của máy nén kiểu pittông: công nghệ gia công đơn giản, dễ bôi trơn, có thể đạt tỉ số nén pittông n = Pk/P0 ≈ 10 với một cấp nén, trong đó Pk là áp suất trên dàn ngưng, P0 là áp suất sau ống mao dẫn (dàn bay hơi).
Nhược điểm: của máy nén pittông: có nhiều chi tiết và cặp ma sát nên dễ bị mài mòn.
Máy nén pittông ứng dụng rộng rãi trong tủ lạnh gia đình và cả máy lạnh có công suất lớn.
  •  Xi lanh
  • Clapê hút
  • Tấm phẳng đặt van
  • Clapê đẩy
  • Nắp xilanh
  • Píttông
  • Chốt
  • Thanh truyền
  • Khuỷu
  • Gối đỡ trục
Dàn ngưng
Dàn ngưng là thiết bị trao đổi nhiệt giữa một bên là môi chất lạnh ngưng tụ và một bên là môi trường làm mát (nước hoặc không khí).
Thải nhiệt của môi chất ra ngoài môi trường xung quanh. Lượng nhiệt thải qua dàn ngưng đúng bằng nhiệt lượng mà dàn bay hơi thu ở trong tủ (để làm lạnh) cộng với điện năng tiêu tốn cho máy nén.
Dàn bay hơi
Dàn bay hơi được lắp sau ống mao hoặc van tiết lưu (theo chiều chuyển động của môi chất lạnh) và trước máy nén trong hệ thống lạnh.
Trong tủ lạnh, dàn bay hơi được lắp ở phía trên bên trong tủ (hình 2-2) và được sử dụng như một ngăn bảo quản lạnh đông thực phẩm và để làm nước đá.
Cấu tạo: Dàn bay hơi phổ biến là kiểu tấm có bố trí các rãnh cho môi chất lạnh tuần hoàn. Không khí bên ngoài đối lưu tự nhiên, vật liệu là thép không gỉ hoặc nhôm. Dàn bay hơi kiểu tấm bằng nhôm được chế tạo giống như dàn ngưng kiểu tấm bằng nhôm.
Một số hư hỏng của dàn bay hơi và cách khắc phục
Dàn bay hưoi bị thủng, xì. Phát hiện chỗ thủng, xì bằng cách tìm vết dầu loang, bằng xà phòng (khi tủ không chạy) hoặc phải tháo dàn ra để bơm khí đến 10 ÷ 12at và nhúng vào bể nước.
Nguyên nhân: có thể do dùng các vật sắc như dao, tuốc nơ vit để lấy đá và thực phẩm đông lạnh trên dàn, do dàn bị han gỉ từ bên ngoài hoặc từ bên trong.
Phương pháp khắc phục:
Dùng keo êpôxi hai thành phần phủ lên chỗ bị thủng, hàn lại bằng hàn hơi.
Khi dùng keo êpôxi phải đánh sạch bề mặt, hoà trộn cẩn thận hai thành phần keo rồi phủ lên vị trí thủng, sau đó có thể kiểm tra bằng khí nén. Phương pháp dùng keo đơn giản, không làm hỏng lớp phủ bảo vệ của các vị trí xung quanh.
Phương pháp hàn có độ bền cao nhưng ngọn lửa hàn làm cháy lớp bảo vệ bề mặt trên dàn nhôm, gây nội lực do dãn nở nhiệt không đều, dễ làm dàn thủng lại.
CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA TỦ LẠNH

1/ Tủ hoàn toàn không lạnh:
a/ Đèn trong tủ k sáng, máy nén k chạy: cầu chì đứt, rắc cắm hỏng hoặc k tiếp xúc tốt, dây điện đứt
b/ Đèn trong tủ sáng, máy nén chạy : hết gas, pin lọc ống mao bị nghẹt, máy nén bị hư phần cơ
c/ Đèn trong tủ sáng, máy nén không chạy: máy nén cháy cuộn dây, relay khởi động relay bảo vệ quá tải, tụ khởi động yếu hư, time hư hay đang trong chế độ xả đá
d/Đèn trong tủ sáng, máy nén lúc chạy lúc dừng: điện áp k ổn định, cuộn dây máy nén bị chạm
2/Tủ kém lạnh:
a/ Tủ bị sử dụng trong điều kiện quá tải:núm điều khiển nhiệt độ quá lớn. đóng và mở cửa k kín hoặc mỏ đóng quá nhiều, của thoát gió bị chặn do thực phẩm, đặt tủ nơi có nhiệt độ cao



b/Tủ đă sử dụng lâu năm: roong cửa hư, gas lão hoá( dàn lạnh đóng tuyết k đều), đèn sáng khi đóng cửa, quạt chạy yếu hoặc k chạy, hư themosta, time hư, điện trở xả đá hư, ống mao chạm dàn nóng, máy nén kẹt cơ, nghẹt ống mao
c/Ngăn mát vẫn lạnh nhưng ngăn đông k lạnh( loại làm lạnh trực tiếp): thiếu gas, máy nén yếu bơm
d/Ngăn đông làm lạnh tốt nhưng ngăn mát k lạnh(tủ quạt gió): của thoát gió bị ngẹt, hư time, so lạnh, điện trở xả đá, themosta ngăn mát hư,ống thoát nước bị nghẹt
3/Tủ lạnh quá mức:
a/ Máy nén hoạt động liên tục do thesmota điều chỉnh quá lớn hay hư nên k ngắt máy nén khi đủ độ
b/Ngăn mát đông đá do thesmota điều chỉnh quá lớn hay hư nên k ngắt máy nén khi đủ độ
4/Tủ không xả đádàn lạnh đóng tuyết quá nhiều: hư roong cửa, hư time, hư điện trở xả, hư so lạnh, hư so nóng
5.Đáy tủ có nước: Do thực phẩm tiết ra nhiều nước, ống dẫn nước thải xả tuyết bị tắc. Bạn có thể tháo ống này ra và rửa sạch.
6.Tủ không lạnh: Do bạn để quá nhiều thực phẩm hoặc vị trí núm công tắc rơle không thích hợp. 
Quay núm công tắc về phía độ lạnh cao hơn và chỉ để một lượng thực phẩm vừa đủ trong tủ lạnh.
Cách xả tuyết: Trước khi xả, bạn cần cúp điện của tủ lạnh cho đến khi lớp tuyết tan thành nước, không nên dùng đồ cứng cạo lớp tuyết.

7.Tủ lạnh có mùi hôi: Khi cho thức ăn vào tủ lạnh hãy đậy nắp kín, nên cắm tủ chạy thường xuyên. 
Nhớ vệ sinh máng nước.
8.Tủ lạnh lâu đôngKiểm tra âu đựng đá có làm bít lỗ thổi gió không. Cần xả tuyết và chọn khay đá nhỏ, bằng nhôm thay vì khay to bằng nhựa.
9.Nhiệt độ thực tế trong tủ và điểm chỉ vị trí công tắc rơle không phù hợp: Để đầu cảm biến nhiệt ở 15 độ C, quay theo chiều kim đồng hồ núm công tắc rơle từ vị trí dừng trở đi. Nếu đến trước nấc trung bình mà rơle không đóng thì phải thay cái khác.
10.Quạt của tủ làm bằng phương pháp gián tiếp không quay:Kiểm tra xem cánh quạt có bị kẹt không, dây cuốn động cơ quạt có bị đứt, kiểm tra công tắc quạt.
11.Có tiếng kêu “bục” khi khởi động hay ngưng làm việcTiếng kêu này là do 4 vít bắt dàn lạnh bị lỏng ra. Lúc này có thể làm 4 cái vòng đệm bằng cao su, cắt nguồn điện, tháo vít ra rồi đệm vào, xiết vít lại như cũ.
LÊN NÓC NHÀ